Bệnh viêm phế quản là bệnh lý không còn xa lạ về đường hô hấp. Gồm viêm phế quản ở người lớn và viêm phế quản ở trẻ em. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc của các phế quản. Khi đó các phế quản bị sưng, viêm tấy gây cản trở việc hô hấp. Đồng thời sẽ kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt những triệu chứng khó chịu. Lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm phế quản. Và mỗi nhóm đối tượng sẽ có những biểu hiện và sự nguy hiểm khác nhau.
Viêm phế quản ở người lớn được phân loại làm hai dạng chính đó là: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Trong đó, viêm phế quản cấp tính được hiểu là tình trạng bệnh diễn ra trong thời gian ngắn. Thường kéo dài trong vài tuần.
Còn viêm phế quản mãn tính là trạng thái bệnh kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm. Với các triệu chứng bệnh có mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần so với viêm phế quản cấp tính.
Nguyên nhân viêm phế quản ở người lớn
Đối với thể viêm phế quản cấp tính ở người lớn thì 90% bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm vi rút. Còn lại 10% là do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Theo đánh giá chung thì trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản đều là do các virut cảm cúm gây nên.
Còn thể viêm phế quản mạn tính thường do một hoặc hai yếu tố sau:
Do các đợt viêm phế quản cấp tính tái phát gây nên.
Do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm: Hóa chất, khói bụi, thuốc lá… dẫn đến kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra các chất đờm nhầy gây viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm phế quản ở người lớn
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở mỗi thể bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Ở giai đoạn viêm phế quản cấp tính
Bệnh nhân sẽ có biểu hiện:
Ho khan liên tục. Thời điểm ho thường vào ban đêm hoặc gần sáng.
Ho có đờm. Dịch đờm có màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng.
Cơ thể sốt, kèm theo cảm giác rét run
Đau thắt vùng ngực, nhất là vị trí dưới xương ức
Khó thở, thở khò khè
Giai đoạn viêm phế quản mãn tính
Sang giai đoạn này, các biểu hiện bệnh sẽ diễn ra với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt chúng lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nhiều mệt mỏi cho cuộc sống của người bệnh.
Mọi người cần chú ý. Khi cơ thể có những biểu hiện như dưới đây thì cần nhanh chóng đi khám ngay:
Ho nhiều, ho kéo dài kèm theo đau tức ngực dai dẳng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt thường ngày. Bởi khi đó có thể bệnh nhân đang bị tổn thương các phế nang bên trong phổi.
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản kéo dài từ 7 – 10 ngày. Có đờm nhiều trong cổ họng.
Người bệnh viêm phế quản có dấu hiệu suy hô hấp, khó thở, rối loạn nhịp tim…
Điều trị viêm phế quản ở người lớn
Nếu phát hiện sớm, chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì viêm phế quản ở người lớn sẽ không đáng ngại. Nó hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm. Theo thống kê gần như những trường hợp viêm phế quản cấp tính đều sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu bệnh bước sang giai đoạn mãn tính thì điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Lúc đó các triệu chứng sẽ phức tạp và dau dẳng hơn. Đặc biệt dù thuyên giảm nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại tiếp tục tái phát trở lại.
Điều trị viêm phế quản ở người lớn cũng cần tuân thủ theo chỉ định, phác đồ của các bác sỹ. Người bệnh không nên tự ý điều trị nếu không muốn gặp phải nguy hiểm về sức khỏe. Đa phần bệnh nhân viêm phế quản đều sử dụng thuốc tiêu đờm, hạ sốt, giảm đau là chính. Riêng thuốc kháng sinh thì ít khi sử dụng.
Vì virut gây viêm phế quản thường kháng lại thuốc kháng sinh. Nên việc sử dụng loại thuốc này ít mang đến tác dụng như mong muốn.
Biện pháp phòng bệnh
Theo khuyến cáo, để không bị viêm phế quản mọi người cần:
Loại bỏ các yếu tố tác nhân gây bệnh: Không sử dụng thuốc lá, giữ môi trường sống vệ sinh – sạch sẽ, đeo khẩu trang khi làm việc hoặc ra ngoài…
Luôn có biện pháp bảo vệ thân nhiệt, nhất là trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp.
Tuân thủ việc tiêm vắc xin phòng các bệnh cúm, phổi… để phòng tránh nguy cơ biến chứng gây viêm phế quản.
Comments