top of page
Blog: Blog2
Search
Writer's pictureHoàng Đinh

Sỏi thận cần chú ý những gì?

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Bệnh được hình thành qua chế độ ăn uống và cách sinh hoạt không hợp lý, khiến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Vì vậy, bạn cần chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì ăn uống khoa học sẽ giúp bạn phòng tránh và cải thiện căn bệnh sỏi thận.

Theo https://www.healthline.com/ – tờ báo y tế của Mỹ, thận có vai trò giúp cơ thể giải độc và lọc các tạp chất trong máu. Sỏi thận sẽ hình thành khi không thể xử lý các chất độc hiệu quả, dẫn đến các tạp chất tích tụ trong thận ngày càng nhiều gay sỏi thận.

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận được sản sinh trong thận, ban đầu chỉ là những viên sỏi nhỏ chất rắn có kích thước nhỏ. Khi có thêm chất độc hại bám vào hạt đầu tiên, nó dần hình thành một vật rắn có kích thước lớn hơn.

Sỏi thận hay sạn thận là một loại bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Sỏi thận được hình thành là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những khoáng chất lẽ ra phải tan nhưng lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.

Có nhiều loại sỏi thận, nhưng thường gặp nhất ( khoảng 80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Bên cạnh đó, còn một số loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.

Các chất này có cấu tạo từ phot phat, urates,…chúng là muối của axit phôphoric và axit uric thường kết hợp với canxi hoặc magie. Chúng được hình thành trong môi trường dư axit.

Hạt sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài centimter. Sỏi lớn gây lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có thể do nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

2. Do đâu bạn mắc căn bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận thường gặp ở độ tuổi tầm 40 trở lên. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ lượng protein cao và không có thói quen uống nhiều nước….

3. Những dấu hiệu của người mắc bệnh

Bạn có thể nhận biết thông qua các vấn đề như nhiễm trùng, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Những viên sỏi lớn được hình thành mắc kẹt trong niệu quản gây triệu chứng đau dữ dội ở khu vực thận, sau đó di chuyển từ hông lưng đến bụng dưới.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy rõ ràng các triệu chứng như đau lưng, bẹn, cơ quan sinh dục, tiểu máu, buồn nôn, đi tiểu gấp, đổ mồ hôi, sốt. Ngoài ra, có một số người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng khác.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page