Ngoài việc phải tuân thủ theo hết phác đồ điều trị thì việc chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định hiệu quả của việc điều trị lao phổi. Với các hướng dẫn chi tiết về các cách chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm từ các bác sĩ chuyên khoa ở viện phổi trung ương ở dưới đây sẽ giúp cho bạn có được một thực đơn phù hợp hơn cho bệnh nhân bệnh lao phổi nhé. Hãy đọc và tham khảo ngay!
Nguyên tắc về dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi
Theo bác sĩ Tâm cho biết, thì khi bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị bệnh, ngoài việc điều trị trực tiếp bằng thuốc, thì cần bổ sung dinh dưỡng cũng là điều cần thiết lúc này.
Bệnh nhân cần phải được tăng cường cả chế độ ăn uống, để có thể bù đắp lượng năng lượng tiêu hao do bệnh gây nên, sẽ nâng cao sức đề kháng. Và những bệnh nhân bị lao phổi phải thực hiện theo nguyên tắc dinh dưỡng đề ra sau đây.
Chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm
Để chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm cho bệnh nhân bệnh lao phổi, thì bạn cần chú ý đến cáci giai đoạn sau:
Lưu ý với cách chữa lao phổi bằng thực phẩm ở giai đoạn cấp:
– Chỉ nên cho người bệnh lao phổi dùng các thực phẩm nhẹ, ở dạng lỏng để dễ tiêu hóa.
– Nên duy trì lượng nước ở mức tối thiểu, người bệnh nên uống nước hàng ngày từ 2-3 lít.
Điều trị bệnh lao phổi ở giai đoạn phục hồi:
– Nên bổ sung nhiều chất đạm để giúp chữa lành các tổn thương ở phổi
– Vitamin và chất xơ sẽ cân bằng và giúp cơ thể mau hồi phục các chức năng
Thực đơn cho người bệnh lao phổi gợi ý dành cho bạn trong ngày:
– Bữa sáng: có thể dùng cháo, phở, miến, mì, chút hoa quả mềm, thịt, trứng. Bạn có thể dùng thêm nước dừa, chúng sẽ bù lại nước và các khoáng chất cho cơ thể nhanh chóng.
– Bữa trưa: cần có thêm nhiều rau xanh như: bí đao, dưa chuột, cải xanh,…tăng cường protein từ thịt gà, vịt, heo bạn nên bỏ da.
– Bữa chiều: nên ăn các loại cá, đậu phụ, măng tây, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, cà chua…vừa tốt cho cơ thể vừa giúp đào thải độc tố ra ngoài nhanh chóng.
Thực phẩm giàu chất xơ và nước
Điều này giúp tạo thói quen đi đại tiện, phòng bị táo bón, tránh bị rối loạn tiêu hóa là biện pháp cần thiết để loại bỏ chất thải tích tụ trong cơ thể.
Ăn các loại rau củ tươi, ngũ cỗc thô, những thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày, nước giúp pha loãng, bài trừ độc tố trong cơ thể.
Dựa vào những thông tin này, bạn hãy thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày giúp bệnh nhân luôn có cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ rất tốt cho quá trình điều trị lao phổi và các bệnh về đường hô hấp nhé!
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết thêm cách chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm như thế nào đúng cách. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Người bị lao phổi nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh, những món ăn cần được bổ sung thì người bị bệnh lao phổ nên kiêng ăn các món cay, kích thích như gừng, bột hạt cải, để tránh tình trạng ho nặng thêm, dẫn đến khạc ra máu.
Tuyệt đối không được uống rượu mạnh, cà phê, hay trà đặc….bởi những thứ này sẽ làm cho người bệnh bị sốt kéo dài, ra mồ trộm, rối loạn thần kinh.
Không nên ăn nhiều rau chân vịt vì loại rau này chứa nhiều axit ôxalic, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành ôxa lic canxi không hòa tan, từ đó gây ra tình trạng thiếu canxi, làm cho người bệnh lâu hồi phục sức khỏe.
Khi xuất hiện hiện tượng ho ra máu, bạn cần phải kiêng ăn mộc nhĩ bởi vì mộc nhĩ sẽ làm chậm đi quá trình đông máu.
Bệnh lao phổi thì nên ăn gì và nên kiêng gì để có thể hỗ trợ chữa bệnh lao phổi bằng thực phẩm là điều mà những người bị bệnh lao phổi rất cần biết. Tuy nhiên, đôi khi bản thân bạn lại cảm giác rằng mình có khả năng đã bị bệnh lao phổi thì hãy nên đi khám ngay nhằm để bác sĩ có thể nắm được tình trạng bị bệnh từ đó có thể đưa ra lời khuyên có giá trị nhất là nên bổ sung thêm hoặc hạn chế những loại thực phẩm nào.
Đừng quên bấm like, và chia sẻ bài viết ở chế độ công khai để cung cấp những điều hữu ích đến với tất cả mọi người và là cách có thể tạo động lực để chúng tôi tiếp tục đồng hành và có thể phát triển hơn nữa.
Kommentare